Bí quyết lựa chọn đồ chơi thông minh cho bé

Thứ Ba, 15/03/2016, 17:05 GMT+7

Cách chọn đồ chơi thông minh cho con

Đồ chơi thông minh không có nghĩa là phải thật hiện đại, thật mắc tiền và phải hoạt động bằng pin. Bạn không nên cho con tiếp xúc với những món đồ chơi điện tử quá nhiều vì nó không thật sự tốt cho sự phát triển của con trẻ.

Đồ chơi thông minh chính là những món đồ chơi đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Nâng cao khả năng giao tiếp và trí tưởng tưởng của trẻ. Chơi búp bê, chơi đồ hàng… chính là những trò chơi, những đồ chơi giúp trẻ có khả năng “biên kịch” ra những câu chuyện dài lê thê không có hồi kết. Với những hình nộm, búp bê, tượng… là những nhân vật không thể thiếu trong các “tập phim” của bé.

- Rèn sự khéo tay. Trò chơi với đất sét, tô tượng, xé giấy, vẽ tranh, tô màu… là những trò chơi rèn luyện đôi tay khéo léo. Trẻ sẽ thích mê với những thú vui này. Hơn thế nữa, thông qua các trò chơi khéo tay sẽ giúp trẻ bộc lộ năng khiếu của mình.

- Rèn sự quan sát. Trò chơi xếp hình, tìm điểm khác nhau giữa các bức tranh… là trò chơi rèn sự nhanh tay lẹ mắt của trẻ. Tốc độ tìm những mảnh ghép và ghép chúng lại với nhau thành bức tranh hoàn chỉnh phản ánh trí thông minh và sự linh hoạt của trẻ.

- Đồ chơi xây dựng, lắp ghép… giúp phát triển trí tuệ, sự vận động và tăng khả năng giao tiếp ở trẻ.

- Xe đồ chơi trẻ em là món đồ chơi mà cả bé trai và bé gái đều thích. Xe đồ chơi trẻ em có nhiều loại với những đặc điểm, chất lượng khác nhau. Dù lựa chọn cho con sản phẩm như thế nào thì cha mẹ cần giải thích công dụng của từng chiếc xe đồ chơi. Ví dụ như: Xe cứu hỏa dùng để chữa cháy, xe cấp cứu dùng để cứu người, xe hơi để chở mọi người đi chơi…

Những món đồ chơi thông minh bên cạnh giúp trẻ phát triển trí tuệ thì còn phải tăng cường khả năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề. Qua cách bé chơi bố mẹ sẽ phát hiện được tính cách, tài năng của trẻ. Từ đó, bố mẹ sẽ có cách dạy con tốt hơn.

Dạy con cách sử dụng đồ chơi thông minh

Không phải cứ mua thật nhiều đồ chơi cho con từ đơn giản, thô sơ cho tới hiện đại là giúp trẻ thông minh. Việc làm này thật sự tai hại vì bố mẹ vô tình tạo cho con cái tính ỷ lại, cả thèm chống chán.

Hãy cho trẻ 1-2 món đồ chơi và để trẻ có thời gian khám phá và dệt nên những câu chuyện “tưởng tượng” từ món đồ chơi đó. Chơi ít mà chất lượng còn hơn là chơi nhiều nhưng không thu hoạch được gì.

Nếu con bạn được người thân tặng quá nhiều đồ chơi thì hãy chọn lọc và phân loại những món đồ chơi thông minh đó theo thể loại như: Đồ chơi khéo tay, đồ chơi phát triển trí não…và chia thành từng ngày. Hôm nay cho bé chơi những món đồ chơi này, ngày mai cho bé chơi những món đồ chơi khác.

Dạy con cách chơi đồ chơi thông minh còn hơn là “bỏ rơi” con giữa một đống đồ chơi vô tri vô giác.

6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé

Ngày nay bố mẹ có thể dễ dàng mua sắm nhanh đồ chơi cho trẻ với nhiều hình dáng, chất liệu, giá thành khác nhau. Tuy vậy, chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của con lại là vấn đề khó khăn. Dưới đây là 6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé.

6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé

Chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ

– Với trẻ từ 1-3 tuổi: Chọn đồ chơi đơn giản, dễ cầm, nhiều màu sắc như xúc xắc, các loại thú nhồi bông, các loại sách, truyện bằng vải để trẻ làm quen, các đồ chơi phát nhạc… Không chọn mua đồ chơi quá to, hay quá nhỏ dễ khiến trẻ nuốt vào người, hay những đồ chơi nhiều góc nhọn có thể gây nguy hiểm khi trẻ ngã vào

– Trẻ trên 3 tuổi: Chọn các loại đồ chơi kích thích sự sáng tạo và tập trung của trẻ như lego (xếp hình), rubic, các đồ chơi vận động như bong, ô tô điều khiển, đồ chơi nội trợ…

Không mua đồ chơi quá tầm tư duy của bé

Bạn vui khi con mình thông minh, và muốn cho trẻ chơi những đồ chơi đòi hỏi nhiều tư duy hơn, điều này có thể gây áp lực lên trẻ. Do đó hãy để trẻ được chơi với nhịp phát triển tự nhiên theo đúng lứa tuổi của mình. Đồ chơi lý tưởng là phải kích thích trí tò mò, khả năng điều khiển nhưng không làm trẻ bị hẫng do quá khó hay quá lạ

Hành động chơi cũng quan trọng như đồ chơi

Nên chọn các đồ chơi có thể kích thích nhiều giác quan của trẻ, các đồ chơi trẻ bắt chước hành động của người lớn như xây nhà ( xếp hình), nấu ăn (bộ đồ nấu ăn), làm vườn: cuốc, xẻng, xô…

Trẻ càng lớn càng thích đồ chơi phức tạp

Với trẻ dưới 1 tuổi, mối quan tâm chủ yếu là các đồ chơi âm thanh và màu sắc, nhưng lớn lên trẻ sẽ thích đồ chơi có nhiều chức năng như: Chiếc xe có nhiều bộ phận có thể tháo rời và lắp rắp được thành nhiều hình khác nhau… để trẻ tự mày mò và rút kinh nghiệm. Bạn đừng ngạc nhiên khi vừa mới mua cho bé chiếc ô tô ngày hôm trước thì hôm sau chúng đã bị tháo tung bành. Trẻ thích như thế, và đó cũng là một cách trẻ chơi. Qua những sai sót, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ và cảm thấy vui thích

Đừng lo nếu con trai bạn thích chơi nấu ăn

Thường thì bé gái sẽ bắt chước các hành động của mẹ như nấu ăn, trang điểm, soi gương, còn bé trai bắt chước bố như chơi xe, xây nhà…Thê nhưng bố mẹ cũng đừng lo lắng nếu thấy các bé gái chơi ô tô và các bé trai chơi đồ hàng, nấu ăn, trang điểm vì trẻ từ 4-5 tuổi mới thể hiện rõ giới tính và sở thích của chúng mới khác nhau

Tôn trọng sở thích của trẻ một cách có điều chỉnh

Mỗi trẻ đều có những sở thích về đồ chơi riêng, bạn biết điều này và nên tôn trọng trẻ, mua những đồ chơi trẻ thích. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần biết điều chỉnh, giáo dục cho trẻ bằng cách thêm vào những đồ chơi do chính bạn chọn và gợi ý cho trẻ thấy lý do bạn chọn chúng. Chắc chắn trẻ sẽ ngạc nhiên và thích thú

Hy vọng với 6 tiêu chí khi chọn đồ chơi cho bé trên đây sẽ giúp bố mẹ có cách nhìn nhận kĩ càng và thông minh hơn trong việc mua đồ chơi cho trẻ, để không những tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho bé mà còn là công cụ giáo dục trẻ hữu hiệu và sáng tạo

 Cách chọn đồ chơi thông minh cho trẻ

Đồ chơi chạy bằng pin, trò chơi điện tử… không được coi là đồ chơi lành mạnh bởi chúng gây ra các vấn đề về nhận thức, cảm xúc và xã hội.

2. Giúp trẻ phát triển toàn diện

Lựa chọn những đồ chơi giúp trẻ phát triển nhiều hơn một kỹ năng.

3. Gia đình và cộng đồng

Dường như trẻ sẽ chơi nhiều hơn khi có người lớn chơi cùng. Bà Swati Popat Vats cảnh bảo rằng chơi cùng không có nghĩa người lớn sẽ điều khiển cuộc chơi bởi sẽ khiến trẻ căng thẳng và không giúp tăng cường nhận thức cho trẻ. Hãy lựa chọn những đồ chơi đòi hỏi làm việc nhóm.

4. Xây dựng các mối quan hệ và thói quen tự kiểm soát bản thân

Các đồ chơi cho bé đóng vai là rất tốt. Khi trẻ biết làm theo các nguyên tắc của trò chơi và khuyến khích trẻ khác chơi theo nguyên tắc này, chúng sẽ phát triển thói quen tự kiểm soát.

5. Tốt cho tinh thần và sức khỏe

Đồ chơi cần mang lại cảm giác an toàn cho trẻ. Mọi đồ chơi khiến trẻ lo lắng hay sợ hãi đều không tốt cho tinh thần và sức khỏe của trẻ.

6. Nhận thức về sở hữu

Đồ chơi phải thuộc về trẻ, trẻ có quyền cất đi và làm mọi việc liên quan tới món đồ đó. Những đồ chơi cần người lớn giám sát khi chơi sẽ không giúp trẻ ghi nhớ được cảm giác nó thuộc về sở hữu của trẻ.

7. Cơ hội tham gia

Trẻ cần có khả năng tham gia vào trò chơi hay đồ chơi. Đồ chơi mà tự vận hành không cần sự tham gia của trẻ sẽ khiến trẻ nhanh chán, cáu giận và bạo lực.

8. Giao tiếp

Phát triển ngôn ngữ là một trong những kỹ năng quan trọng được phát triển qua trò chơi và đồ chơi. Hãy đảm bảo rằng đồ chơi bạn lựa chọn giúp trẻ phát triển kỹ năng này.

9. Khám phá

Cho trẻ cơ hội khám phá toàn bộ món đồ chơi, không làm gián đoạn hay dẫn dắt trẻ. Cảm giác khám phá và vui vẻ là phần thiết yếu của cả việc chơi và học. 

Nguồn: http://muasamnhanh.com/bi-quyet-lua-chon-do-choi-thong-minh-cho-be-10.html

Tags: đồ chơi, đồ chơi cho bé, chọn mua đồ chơi, kinh nghiệm chọn đồ chơi, bí quyết chọn đồ chơi, mẹo chọn đồ chơi cho bé
DigitalPrinting.vn / Kinh nghiệm mua hàng
No avatar
Đăng bởi minhthien
Tham gia 04/03/2015
Cấp độ Administrator
Bài viết 71/71